Chùa Tổ Long Hưng ở Bến Cát được rất nhiều phật tử tín nhiệm, tin tưởng, lựa chọn làm nơi thiền. Đến với Chùa Tổ Long Hưng bạn sẽ cảm thấy tâm nhẹ nhàng, như trút bỏ mọi buồn phiền lo toan của cuộc sống. Hôm nay ĐI NÀO BẠN ƠI xin chia sẽ tất cả các thông tin về chùa Tổ Long Hưng Bến Cát qua bài viết sau để mọi người tham thảo.
Giới Thiệu Về Chùa Tổ Long Hưng
Mục Lục

- Địa chỉ : Ấp 4, phường Tân Định, Thị xã Bến Cát, Bình Dương.
Chùa Tổ Long Hưng ở Bến Cát còn có tên gọi khác là chùa Tổ Đĩa. Người sáng lập ra chùa Tổ Long Hưng là chụ trì thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu. Vì sao chùa Tổ Long Hưng có tên chùa Tổ đỉa như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Theo lời kể của các vị sư nơi đây thì vùng đất Thới Hòa thuộc ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, Bình Dương màu mỡ, phì nhiêu nhưng rất nhiều đỉa nên không ai dám khai phá. Cũng mai có vị sư giàu lòng thương người, đã phát nguyện ra ngoài đồng thiền nguyện, siêu độ để để bầy đỉa không phá hoại dân làng. Do có công làm cho ruộng lúa không còn đỉa nên người dân nơi đây rất tôn quý ngai. Từ đó người ta gọi ngài là Tổ Đỉa. Tổ Đỉa thiền sư đã cùng dân làng chung sức xây dựng chùa lớn và đặt tên là chùa Tổ Long Hưng.
Có thể bạn quan tâm:
- Khám phá chùa Chùa Bà Bình Dương mới nhất từ A – Z
- Kinh Nghiệm Du Lịch Bình Dương Tự Túc Giá Rẻ từ A đến Á
Lịch sử hình thành chùa Tổ Long Hưng




Nhà mình ở Bến Cát đến chùa tổ Long Hưng chỉ mất 20 phút. Mỗi lần đến đây mình cảm thấy tâm thanh tịnh, lòng thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Đến đây mình được các sư chủ trì kể về lịch sử hình thành chùa Tổ Long Hưng. Ngày xưa Thiền Sư Đạo Trung – Thiện Hiếu sinh năm Quý Hợi ( 1743), thuộc phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong thuộc thế hệ thứ 38.
Đến năm 1768 Thiền Sư Đạo Trung – Nguyễn Hiếu từ chùa Hội Sơn ở Thủ Đức đi qua chùa núi Bà Đen Tây Ninh. Trong quá trình di chuyển đến núi Bà Đen thiền sư đã nghỉ tạm dưới gốc cây trâm ở ven Bưng Đỉa, thuộc cầu Định ( ấp 4, phường Tân Định, Thị xã Bến Cát, Bình Dương ngày nay.) Sở dĩ gọi là Bưng Đỉa vì vùng đất này là bưng ruộng, phì nhiêu nhưng có rất nhiều đỉa. Nông dân ở Bưng Đỉa nghèo khó vì có đất canh tác mà không thể trồng trọt. Thấy thiền sư đến đây ngài thường nghỉ chân ở gốc cây trâm ven bờ Bưng Đỉa, nên phát tâm dựng cho thiền sư một am tranh để thiền định, nghỉ ngơi trên đường vân du hoằng hóa.
Thiền sư giàu lòng thương người, đã phát nguyện ra ngoài đồng thiền nguyện, siêu độ để để bầy đỉa không phá hoại dân làng. Để người dân nơi đây có đất làm ăn, sinh sống. Trong quá trình thiền nguyện bầy đỉa bu đám phật rất nhiều nhưng phật vẫn thiền nguyện, mặc cho những con đỉa hút máu của thầy. Có một con đĩa trắng hút máu sư thầy no căng nó rơi từ trên đỉnh đầu xuống ruộng và vãng sanh, các bầy đỉa con xung quanh đó tự nhiên rút đi. Nhưng không hiểu vì lý do tại sao, bầy đĩa ngày càng ít. Vùng đất màu mỡ phì nhiu bị bỏ hoang ngày nào, được dân làng đến trồng trọt, và có cuộc sống ấm no hơn trước. Người dân Tân Định gọi ngày là Tổ đỉa. Tổ đỉa Thiền Sư đã cùng người dân nơi đây xây dựng nên ngôi chùa lớn, thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu đặt tên ngôi chùa này là chùa Tổ Long Hưng. Những người dân nơi đây ít gọi tên chùa Tổ Long Hưng mà hay gọi là chùa Tổ đỉa để tưởng nhớ đến công ơn của tổ đã giúp đỡ dân làng nơi đây.
Tổ đỉa thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu có công lớn trong việc truyền bá chánh pháp và hộ quốc an dân, giúp cho nhân dân nơi đây được an cư lạc nghiệp. Ngài không nhận chức danh là tổ và nói khi nào ngài viên tịch đem thiêu nếu có để lại xá lợi một bàn tay để làm tin thì gọi ngài là Tổ. Với công đức viên mãn của người đã làm vì chúng sinh, khi ngài mất đem thiêu quả nhiên để lại xá lợi một bàn tay. Việc này làm dân nhân càng tin tưởng ngài là một vị tu nhân đắc đạo.
Tổ đỉa viện tích vào ngày 20 tháng 12 năm 1799, tại chùa Tổ Long Hưng. Lập tháp thờ trong khuôn viên chùa. Để tưởng nhớ công ơn của thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu Vào ngày 21 tháng chạp hàng năm chùa Tổ và nhân dân địa phương tổ chức lễ húy kỵ giổ của Tổ Đỉa.
Vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước chiến sự lan đến vùng này. Có một đợt pháo bắn vào ngay chánh điện khi mà trong chánh điện có cả trăm người những chỉ có duy nhất một chị bị thương… càng minh chứng cho sự gắn bó thân thiết của người dân thập phương, gửi gấm lòng tin, tấm lòng của người dân, và tấm lòng mộ đạo của người dân Bình Dương đối với ngôi chùa Tổ này.
Trãi qua bao cuộc bể dâu, chịu sự tàn phá của chiến tranh gần 300 năm nhưng chùa Tổ vẫn trầm ngâm soi cuộc thế gian dưới bóng mát của Đức Phật. Vài năm trở lại đây ngôi chùa đã được trùng tu những vẫn giữ được nét cổ kính. Những tán cây nay đã lớn phủ rợp mát sân chùa, những ngôi mộ của các trụ trì vẫn còn đó và được chúng sinh bái vọng, cầu nguyện quốc thái, dân an.
Xem thêm: Khám Phá Chùa Núi Châu Thới – Ngôi Cổ Tự Xứ Bình Dương
Khóa tu ở Chùa Tổ Long Hưng
Khóa tu hạt giống từ tâm lần thứ V -2019, chủ đề: Hạnh Phúc Giản Đơn thành công tốt đẹp cho các em có từ 8 đến 20 tuổi, được tổ chức từ ngày 15 đến 20/7/2019.
>>>> Chùa Hội Khánh Ngôi Cổ Tự Độc Đáo Nổi Tiếng ở Bình Dương
Hiện nay ở chùa Tổ Long Hưng tổ chức các khóa tu, buổi thuyết giảng phật pháp. Nhằm giúp khổ độ chúng sinh, giáo huấn dạy con cháu chúng ta những điều tốt đẹp, sống thiện, hòa nhập cuộc sống. Phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta để lại.
Lưu Ý Khi Tham Quan Chùa Tổ Long Hưng.
Thăm viếng chùa Tổ Long Hưng nhiều lần mình rút ra được những kinh nghiệm mong rằng nó sẽ giúp ít cho bạn
- Ăn mặc kín đáo khi đến chùa Tổ
- Không nói chuyện cười đùa, nên lễ phép nơi cửa phật.
- Vào phật đường và tam bảo không nên mang giày dép, hút thuốc.
- Khi vái lại không đứng hoặc quỳ giữa phật đường mà phải nhếch sang một bên vì đó là vị trí của trụ trì.
- Không nên chụp ảnh, quay phim trong đền chùa
Hôm nay mình đã giới thiệu với các bạn về chùa Tổ Long Hưng quê mình, mong rằng đây sẽ là điểm dừng chân để các cúng viếng, tịnh tâm khi đi qua vùng đất Tân Định Bến Cát Bình Dương. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.