Đền Cá Voi Vũng Tàu hay còn gọi là lăng Cá Ông, là một trong những địa điểm du lịch tâm nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, mà còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người dân địa phương. Để tìm hiểu rõ hơn về địa điểm du lịch trên, hãy cùng với ĐI NÀO BẠN ƠI khám phá ngay hé
Đền Cá Voi ở đâu?
Mục Lục
Đền Cá Voi nằm trên con đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố VŨng Tàu. Đền Cá Voi là một trong 3 công trình du lịch tâm linh nằm bên trong khuôn viên của Đình Thần Thắng Tam.
Đến với Đền Cá Voi hay còn gọi là lăng Cá Ông, bạn sẽ có cơ hội được hiêm ngưỡng, tham quan những hiện vật lịch sử và giàu tính tâm linh. Có cơ hội được nghe về những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn về Cá Ông. Từ đó, thấu hiểu hơn về văn hóa của người dân nơi đây.
Ngư dân làng Thắng Tam bao đời nay, luôn xem cá voi là hiện thân của sự linh thiêng và may mắn. Chính vì vậy, họ đã cùng nhau xây dựng lên lăng Cá Ông, để thờ cúng tôn kính và gìn giữ tục lệ đó qua bao đời nay.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu tự túc chi tiết nhất
Tìm hiểu về tục thờ Cá Ông
Tục thờ Cá Ông tức là các loài cá voi, cá heo, cá nhà táng và các loài cá lớn nói chung. Tục thờ Cá Ông là một tín ngưỡng dân gian lâu đời, có ở hầu hết các vùng duyên hải miền Trung. Đặc biệt ở phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tục lệ này được coi trọng hơn bao giờ hết.
Tín ngưỡng thờ Cá Ông là tín ngưỡng của cư dân vùng biển. Người dân thờ cúng với mong muốn cuộc sống ấm no, tốt lành, công việc đi biển chèo lái tàu thuyền được thuận lợi bình an. Thông thường, người dân sẽ thờ Cá Ông với các vị thần đã giúp đỡ và phù hộ khác. Đó là lý do tại sao Đền Cá Voi ( lăng Cá Ông), lại được xây dựng gần với Miếu Ngũ Hành – Nơi thơ hai vị hộ quốc được phong Thượng Đẳng Thần là bà Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ.
Truyền thuyết về đền Cá Voi Vũng Tàu
Ngày nay, những truyền thuyết câu chuyện về Cá Ông vẫn được lưu giữ. Trong đó có truyền thuyết về nguồn gốc của Cá Ông và có truyền thuyết, câu chuyện về việc thờ cúng.
Có rất nhiều truyền thuyết về Cá Ông được lưu truyền cho tới ngày nay
Truyền thuyết về nguồn gốc của Cá Ông
Theo như người dân ở đây kể lại, truyền thuyết về Cá Ông được Phật Quan Âm Bồ Tát độ lòng từ bi mà đưa sống, để cứu giúp người dân vùng biển. Tuy nhiên, cũng có truyền thuyết cho rằng Cá Ông là sự hiện thân của một một vì thần, vì cãi lại cha của mình mà nhất quyết hóa thành Cá Ông để bảo vệ dân làng.
Đối với người dân phường Thắng Tam, Vũng Tàu nói riêng và người dân đi biển nói chung, cá voi là hiện thân của thần linh. Cá Voi chính là đấng linh thiêng đến trần gian để giúp đỡ và bảo vệ những người làng chài tránh khỏi mọi kiếp nạn. Do đó, trước khi tàu thuyền đi đánh bắt xa bờ, nhiều người dân đã đến Đền Cá Voi để bày tò lòng thành kính và cầu mong Cá Ông sẽ ban phước và bảo vệ cho mình và gia đình.
Truyền thuyết về việc thờ cúng Cá Ông
Vào khoảng thế kỷ 19, người dân vùng biển cho rằng cá Ông chia làm 3 phần: đầu, thân, đuôi. 3 phần đó trôi dạt lần lượt vào Vũng Tàu, Cần Giờ và Long Hải. Do phần đầu của Cá Ông quá lớn, nên người dân phải đợi thịt cá rữa ra hết mới tháo từng khớp, để mang về thờ phụng.
Trải qua nhiều năm, đến thế kỷ 20 cụ thể là năm 1911, người dân đã cùng nhau xây dựng đền Cá Voi – lăng Cá Ông, để thờ cúng Cá Ông được chỉnh chu và thành kính hơn. Từ đó, nơi đây đã trở thành một địa điểm văn hóa linh thiêng của người dân cũng như du khách thập phương.
Khám phá kiến trúc tại lăng Cá Ông
Lăng Cá Ông được xây dựng theo lối kiến trúc giản dị, nhưng không kém phần ấn tượng. Ở khu vực chính điện, là 3 bàn thờ được chạm trổ vô cùng tỉ mỉ và công phu. Đi qua khu vực chính điện, du khách sẽ thấy 3 tủ lớn đựng xương cá.
Đây là đều là những tủ lớn đựng xương Cá Ông hoàn toàn thật. Trong đó tủ ở giữa là tủ động xương Cá Ông được vớt lần đầu tiên. Hai tủ bên cạnh lần lượt là vớt lần 2 và lần 3. Mỗi lần người dân nơi đây vớt được Cá Ông, đều mang xương về để thờ cúng.
Một góc hình ảnh ở khu vực chính điện tại đền Cá Voi Vũng Tàu
Khu vực bên ngoài lăng được xây dựng truyền thống, với hình ảnh ngói đỏ sơn vàng. Đây cũng là nét đặc trưng của rất nhiều khu đền thờ tại Việt Nam. Khuôn viên tại lăng Cá Ông luôn sạch sẽ, thoáng mát. Du khách sau khi vào khu vực chính điện, có thể ra đây để nghỉ ngơi hóng mát.
Tìm hiểu về lễ hội lăng cá Ông
Đền Cá Voi hay còn gọi là lăng Cá Ông, hằng năm đều tổ chức lễ hội. Mục đích của việc tổ chức lễ hội, không chỉ là bày tỏ sự thành kính, biết ơn với Cá Ông. Hơn nữa, lễ hội còn là dịp để người dân địa phương gắn kết với nhau, cùng nhau xây dựng và gìn giữ những nét văn hóa tốt đẹp.
Lễ hội lăng Cá Ông được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch. Du khách có thể đến tham quan Đền Cá Voi vào thời gian này, để hòa mình vào không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt.
Lễ hội ở lăng Cá Ông, sẽ bao gồm 2 phần chính. Mỗi phần sẽ có những đặc điểm riêng và phải kết thúc 2 phần mới hoàn tất mọi việc.
Phần lễ của lễ hội lăng Cá Ông
Các lễ nghi cúng Ông và nghinh Ông mang vẻ linh thiêng, trang trọng thể hiện sự thành tâm, biết ơn của người dân vùng biển, đồng thời cũng là dịp để họ cầu mong những điều tốt đẹp đến cho gia đình của mình
Phần hội của lễ hội lăng Cá Ông
Phần hội này rất đông vui, bởi có sự tham gia của nhân dân địa phương cùng du khách tham quan. Con đường Hoàng Hoa Thám sẽ rất vui tươi và linh đình. Phần hội của lễ hội lăng Cá Ông có rất nhiều các trò chơi hấp dẫn. Những trò chơi đó giúp gắn kết tinh cảm và tăng sự đoàn kết. Một số trò chơi hấp dẫn tại phần hội có thể kể đến như thi đan lướt, kéo co, bơi biển và câu cá.
Lễ hội lăng Cá Ông được tổ chức hằng năm, thu hút rất đông sự tham gia của người dân và du khách
Những lưu ý khi đi du lịch tham quan Đền Cá Voi
- Đền Cá Voi – lăng Cá Ông là địa điểm tâm linh, nên du khách khi đến tham quan cần giữ một thái độ nghiêm túc và thành kính. Không được có hành động thể hiện sự bất kính với bậc bề trên. Bên cạnh đó, hạn chế việc gây tiếng ồn ở khu vực chính điện.
- Trong quá trình tham quan tại lăng Cá Ông, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng ngắm nhìn những hiện vật cổ. Tuy nhiên, không nên tùy tiện sử dụng để tránh làm hỏng hiện vật.
- Sau khi tham quan đền Cá Voi, du khách có thể tham quan Miếu Ngũ Hành và Đình Thắng Tam. Đây là 2 công trình ở gần với Đền Cá Voi và nằm trong cùng một khu di tích Đình Thần Thắng Tam. Bạn có thể kết hợp các địa điểm với nhau để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.
Trên đây là những chia sẻ ĐI NÀO BẠN ƠI về Đền Cá Voi Vũng Tàu. Ngoài ra, bạn nên dành thời gian để đọc thêm về Đài Đức Mẹ Bãi Dâu Vũng Tàu để có thêm những trải nghiệm thú vị.