Đình Thần Thắng Tam – Tham quan khu du tích tâm linh nổi tiếng bậc nhất Vũng Tàu

Đình Thần Thắng Tam Vũng Tàu là khu di tích tâm linh của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây không chỉ địa điểm tâm linh mà còn là khu du lịch được nhiều người biết đến. Trải qua nhiều năm xây dựng, gìn giữ và phát triển, đến nay Đình Thần Thắng Tam là một trong những điểm đến nổi tiếng mà bạn không nên bỏ lỡ.

Đình Thần Thắng Tam ở đâu? 

Đình Thần Thắng Tam được xây dựng tại địa chỉ số 77A, đường Hoàng Hoa Thám, Phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Khu di tích này nằm ở vị trí khá thuận lợi, nên du khách có thể đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Khu di tích luôn mở cửa chào đón du khách đến hành hương, tham quan và trải nghiệm. Để có dịp hiểu rõ hơn những nét văn hóa của địa phương, bạn có thể đi du lịch miền Nam và đến tham quan vào dịp tổ chức lễ hội của Đình.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu tự túc chi tiết nhất

Đình Thần Thắng Tam gồm những gì? 

Đình Thần Thắng Tam là một khu di tích với 3 điểm di tích quan trọng. Bao gồm Đình Thắng Tam, Miếu Ngữ Hành và Lăng Cá Ông. Cả 3 điểm di tích đều chứa đựng rất nhiều những giá trị lịch sử và văn hóa. Cũng bởi lý do đó mà người dân ở đây rất tin sùng và luôn gìn giữ bảo vệ.

Người dân địa phương cũng rất thường xuyên đến đây để cầu mong sự bình an, may mắn cho gia đình và người thân. Khu di tích không thu phí vào nên du khách có thể đến tham quan bất cứ lúc nào. Điều quan trọng là bạn cần giữ thái độ lịch sự và thánh kính tôn nghiêm.

Đình Thắng Tam 

Đình Thắng Tam là nơi thờ 3 người cai đội của cụm dân cư làng Phước Thắng. 3 người này đã có công lao lớn để bảo vệ thương quyền của người Việt, theo sắc lệnh của vua Gia Long. Để ghi nhận công lao đó, người dân địa phương đã lập đình để bày tỏ sự biết ơn, thành kính và trân trọng.

Đình Thắng Tam là nơi gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa của địa phương

Đình Thắng Tam cũng là nơi chứng kiến rất nhiều cuộc tranh giành độc lập, của nhân dân làng Phước Thắng. Do đó, đây cũng là một di tích lịch sử quý báu của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử Đình Thắng Tam 

Đình Thắng Tam được xây dựng từ đời vua Minh Mạng. Tuy nhiên, khi xây dựng thì đình rất đơn sơ và mộc mạc. Đến năm 1935 đình bắt đầu được lợp ngói và cho tới năm 1965, đình đã được trùng tu hoàn thiện. Trải qua nhiều lần sửa chữa, đến nay Đình Thắng Tam đã rất khang trang, kiên cố và có lối kiến trúc ấn tượng.

Vẻ đẹp kiến trúc của Đình Thắng Tam 

Đình Thắng Tam mang đậm lối kiến trúc cổ xưa. Điểm nhận biết rõ nhất có lẽ là các đường trạm khắc vô cùng tinh xảo, trên đòn tay, kèo cột. Ngay từ khi bước vào đình, du khách sẽ cảm thấy rất ấn tượng và thú vị bởi vẻ đẹp kiến trúc nơi đây.

Bên trong đình Thắng Tam có rất nhiều đồ lễ, sơn son thiếp vàng rất lộng lẫy. Tất cả các đồ lễ được sắp xếp và bài trí rất hợp lý. Ngoài ra, trong đình còn có rất nhiều những di vật quý gắn liền với lịch sử của làng Phước Thắng.

Miếu Ngũ Hành 

Miếu Ngũ Hành là một trong ba di tích nổi bật của Đình Thần Thắng Tam. Du khách sau khi tham quan Đình Thắng Tam, đừng quên ghé vào Miếu để tham quan và hành lễ.

Lịch sử của Miếu Ngũ Hành

Miếu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19. Gọi là miếu ngũ hành là bởi nơi đây thờ 5 bà nữ thần, tượng trưng cho ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bên cạnh đó, miếu còn là nơi thờ linh thiêng của hai vị hộ quốc được vua phương Thượng Đẳng Thần: Bà Thiên Y A Na và Thủy Long Thần Nữ.

Về Vũng Tàu, tham dự Lễ hội miếu Bà Ngũ Hành - Vntrip.vn

Hình ảnh bên ngoài của Miếu Ngũ Hành 

Kiến trúc của Miếu Ngũ Hành 

Miếu được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của miếu Việt Nam. Miếu có màu chủ đạo là màu vàng và màu đỏ kết hợp. Ở cổng miếu được xây dựng khang trang và có biển rõ ràng. Biển cổng không chỉ có tên tiếng Việt là Miếu Ngũ Hành. Hơn nữa, còn có dòng chữ nhỏ bằng tiếng Nho ngày xưa.

Đi sâu vào bên miếu là những gian nhà được lớp ngói và xây dựng đẹp đẽ. Tất cả đều được nhân dân địa phương gìn giữ và chăm sóc bảo vệ. Vì vậy, khu vực Miếu luôn sạch sẽ, tôn nghiêm.

Lăng Cá Ông 

Lăng Cá Ông là di tích nằm phía bên phải của khu Đình Thần Thắng Tam. Hiện nay bên trong lăng vẫn còn lưu lại một bộ xương Cá Ông khổng lồ. Theo ghi chép thì bộ xương cá này, có tuổi đời hơn 100 năm.

Lịch sử của Lăng Cá Ông

Lăng Cá Ông được xây dựng trong cùng khoảng thời gian với miếu Ngũ Hành. Tức là khoảng cuối thế kỷ 19. Người dân nơi đây đã xây dựng lăng Cá Ông ở phía bên phải, để cùng với Miếu Ngũ Hành và đình Thắng Tam tạo nên một khu di tích thống nhất.

Kiến trúc của Lăng Cá Ông 

Cũng như kiến trúc của Đình Thắng Tam và Miếu Ngũ Hành, kiến trúc của Lăng Cá Ông cũng mang hơi hướng kiến trúc cổ. Điểm đặc biệt của di tích Lăng Cá Ông là có 3 tủ kính lớn để đựng xương Cá Ông.

Lăng Cá Ông Vũng Tàu – Nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá của người dân vùng biển

Lăng Cá Ông có trưng bày hình ảnh thực tế của xương Cá Ông khổng lồ

Du khách đến tham quan lăng Cá Ông sẽ được chứng kiến tận mắt, xương Cá Ông do người dân địa phương ngày trước bắt được. Ngoài ra, còn có dịp được lắng nghe và tìm hiểu nét văn hóa của người dân miền biển. Vì vậy, nếu có thời gian thì hãy đến Lăng Cá Ông để tham quan và trải nghiệm ngay nhé.

Những lưu ý khi tham quan Đình Thần Thắng Tam 

  • Đình Thần Thắng Tam là khu di tích lịch sử và tâm linh nổi tiếng. Do đó, du khách đến đây tham quan cần lưu ý những thông tin như sau.
  • Du khách lựa chọn những trang phục lịch sự, phù hợp. Những trang phục thiếu sự tôn nghiêm, thành kính thì không nên sử dụng. Tại khu vực chánh điện, không gây ồn hoặc chụp ảnh chính diện.
  • Hằng năm, khu di tích có tổ chức lễ hội để cúng bái, thắp hương. Đồng thời là nét văn hóa tiêu biểu của người dân nơi đây. Du khách có thể đến vào thời gian này để được hòa mình vào không khí lễ hội, vô cùng đặc sắc. Trong các lễ hội thì lễ hội lớn là lễ cầu an tại Đình Thắng Tam. Lễ hội này diễn ra từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch.
  • Sau đó là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ 16 đến 18 tháng 8 âm lịch hằng năm. Còn lại là lễ hội Miếu Ngũ Hànhm diễn ra từ 16 đến 18 tháng 10 âm lịch.

Trên đây là những chia sẻ về Đình Thần Thắng Tam. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về Hòn Miếu Bà để tới tham quan và trải nghiệm.

Rate this post